BÀI TUYÊN TRUYỀN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT ĐỘNG THỰC VẬT NGOẠI LAI
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội một số loài ngoại lai như cây Trinh nữ móc, bèo Nhật Bản, Rùa tai đỏ, Sâu keo mùa thu, Sâu Super Worm, Ốc bươu vàng … là một số loài ngoại lai thuộc đối tượng phải kiểm soát vì có nguy cơ xâm hại đến hệ sinh thái nông nghiệp.
1. Đối với cây trinh nữ (xấu hổ) là loại cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ, hiện nay đã xuất hiện ở khắp các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam, ta có thể dễ dàng nhìn thấy ở các bờ đê, ven đường, các bãi hoang, trên đất khô cằn, chịu hạn tốt. Một số tài liệu đã chứng minh về tác dụng của cây xấu hổ trong y học, tuy nhiên không vì thế mà chủ động trồng hay nhân giống loài cây này vì chúng rất dễ kiếm đặc biệt chúng có sức sống mãnh liệt, hạt có khả bảo tồn sức sống rất lâu vì vậy nguy cơ xâm lấn vào đất trồng cây nông nghiệp chúng cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng của cây trồng.
2. Cây Bèo Nhật Bản (cây Lục bình, Bèo tây) cây có nguồn gốc từ châu Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1905. Bèo tây có thể sống ở ven bờ ao, kênh rạch ẩm ướt hoặc sống nổi trên mặt nước chúng có khả năng sinh sản rất nhanh, một cây mẹ có thể đẻ nhánh tạo cây con, tăng cá thể gấp đôi sau 15 ngày vì vậy ảnh hưởng đến sự sống của một số loài thủy sản dễ làm tắc nghẽn ao hồ, kênh rạch. Việc quản lý loài sinh vật này cần dựa vào những công dụng của chúng đó là: Dùng đọt non, hoa để xào, nấu canh ăn, làm thức ăn cho gia xúc, ủ làm phân hữu cơ… rễ của bèo tây còn có tác dụng khử trùng ô nhiễm môi trường nước. Cần khuyến khích các hoạt động khai thác cây này như một biện pháp làm cân bằng hệ sinh thái chứ không nhất thiết là phải tận diệt.
3. Ốc bươu vàng có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1985-1988 với mục đích nuôi làm thức ăn nhưng đã thoát ra tự nhiên và trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiêm trọng nhất đối với nền nông nghiệp Việt Nam do ốc bươu vàng sinh trưởng mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa. Vì vậy hiện nay ốc bươu vàng bị xếp vào đối tượng bị cấm nuôi tại Việt Nam.
4. Sâu keo mùa thu là loài sâu hại mới xâm nhập vào Việt Nam từ khoảng đầu năm 2019, loài sâu này có khả năng tấn công hơn 300 loại cây trồng trong đó cây ngô là thức ăn ưa thích nhất. Sâu keo mùa thu là đối tượng dịch hại nguy hiểm do trưởng thành có khả năng sinh sản mạnh (trưởng thành cái có thể đẻ tới 2000 trứng) và còn nhờ sự di trú của trưởng thành (chúng có thể bay xa theo gió hàng trăm km). Việc bùng phát số lượng sâu keo mùa thu còn do thời vụ gieo trồng ngô kéo dài, không tập trung gối lứa liên tục tạo điều kiện thuận lợi cho sâu keo mùa thu phát sinh liên tục.
5. Rùa tai đỏ có nguồn gốc từ Bắc Mỹ du nhập vào Việt Nam từ năm 1994 chúng là loài động vật ăn tạp và hung dữ nhưng lại được nuôi để làm cảnh rất nhiều do chúng rất dễ nuôi. Chúng có tuổi thọ cao có thể lên tới 40 năm và có thể ăn tất cả mọi thứ bao gồm thực vật, động vật thủy sinh nhỏ hơn chúng, ngoài ra chúng còn mang trên mình vi khuẩn Samonella- một loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn cho con người. Có thể nói Rùa tai đỏ là một loài ngoại lai nguy hiểm cho cả hệ sinh thái và con người hiện tại đã bị cấm nuôi và buôn bán.
6. Sâu Super Worm là một loại sâu được nuôi làm thức ăn cho cá cảnh, chim cảnh. Là loại sâu ăn tạp, có sức sinh sản nhanh nên nhiều người vì lợi nhuận đã không ngừng nhân nuôi, đặc biệt sau khi xuất bán sâu, người nuôi thường đổ phân, cám thừa ra vườn để bón cho cây dẫn đến nguy cơ sâu phát tán ra môi trường và gây hại cho cây trồng là rất lớn. Có thể nói sâu Super Worm là loài côn trùng ăn tạp, chu kỳ sinh trưởng nhanh và có nguy cơ gây hại đến sản xuất nông nghiệp. Vì vậy việc vận chuyển, nhân nuôi, buôn bán, phóng thích sâu Super Worm là hành vi vi phạm pháp luật./.
Thêm bình luận :