HƯỚNG DẪN CÁC BIỆN PHÁP DIỆT CHUỘT VỤ XUÂN NĂM 2025
Chuột là đối tượng dịch hại quan trọng; chuột gây hại cây trồng, vật nuôi, nông sản bảo quản trong kho, công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng, các công trình văn hoá, phá hại các vật dụng trong gia đình,...đặc biệt chuột còn là môi giới lây truyền bệnh nguy hiểm cho người như bệnh dịch hạch.
Để hạn chế các tại hại do chuột gây ra, UBND xã hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ chuột gây hại vụ xuân như sau:
1. Biện pháp vệ sinh đồng ruộng và canh tác
- Sau khi thu hoạch sản phẩm cây trồng nông dân cần tích cực vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây trồng và cỏ dại; phát quang bụi cây, cỏ dại trên gò đống; lấp vít các lỗ hang nhằm hạn chế nơi trú ngụ và sinh sản của chuột.
- Thực hiện gieo cấy tập trung, đúng thời vụ.
2. Biện pháp diệt chuột thủ công: Biện pháp diệt chuột thủ công cơ bản gồm các cách sau:
a) Tổ chức săn bắt chuột:
- Tổ chức săn bắt chuột vào ban đêm ở thời điểm đổ ải hoặc ngâm dầm, mùa nước lớn vì khi nước trắng đồng, chuột thường tập trung co cụm trên bờ, gò đống săn chuột sẽ dễ săn bắt và hiệu quả.
- Đổ nước, hun khói để bắt chuột.
- Phát quang bụi rậm, vớt bèo, nạo vét, dọn kênh mương trong mùa khô kết hợp săn bắt chuột.
Diệt chuột theo những cách này dễ làm nhưng cần phải huy động nhiều người thì mới có hiệu quả cao, chính quyền các địa phương nên tổ chức phát động toàn dân ra quân săn bắt chuột đồng loạt.
b) Đặt bẫy: Đây là cách sử dụng các bẫy như: bẫy sập hình bán nguyệt, bẫy lồng, bẫy dính,... để bẫy chuột. (Lưu ý: Đối với các loại bẫy; bẫy bán nguyệt,.. cần rửa sạch cho hết mùi chuột sau mỗi lần bẫy được chuột; phải đảm bảo an toàn, tránh để cho người và vật nuôi giẫm phải bẫy).
3. Biện pháp sinh học:
Sử dụng vật nuôi, động vật khác trong tự nhiên là thiên địch của chuột như chó, mèo, rắn,... để diệt chuột. Biện pháp này rất hiệu quả đối với việc kiểm soát chuột trong khu dân cư, khu bỏ hoang. Vì vậy, đề nghị các địa phương cần có các biện pháp, chính sách để tăng cường bảo vệ thiên địch của chuột trong tự nhiên, trong đó cần đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích nhân dân nuôi bảo vệ mèo và bảo vệ rắn,...
4. Biện pháp hóa học:
Hiện nay, diệt chuột bằng thuốc hóa học (còn gọi là đánh bả chuột) vẫn đang được sử dụng rộng rãi để làm giảm nhanh mật độ chuột trên đồng ruộng. Tuy nhiên, để đánh bả chuột đạt hiệu quả cao, các địa phương cần đảm bảo thực hiện tốt các khâu sau:
a) Lựa chọn thời điểm để đánh bả:
Đánh bả chuột thường đạt hiệu quả cao nhất ở thời kỳ lấy nước, làm đất trước khi gieo cấy lúa đông xuân và lúa mùa (do lúc đó trên đồng ruộng khan hiếm nguồn thức ăn của chuột nên chuột dễ ăn phải ba).
b) Lựa chọn thuốc:
Chỉ sử dụng những thuốc diệt chuột nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục.
+ Sử dụng thuốc trừ chuột có hoạt chất Bromadiolone, hàm lượng hoạt chất từ 0,005% - 0,006%, là loại bã trộn sẵn với thóc, quy cách đóng gói 50gam/gói, 100 gam/gói: Tên thương mại: Antimice 0,006GB; Broma 0,005 AB, Hicate 0,25WP...
+ Sử dụng thuốc trừ chuột có hoạt chất: Warfarin, hàm lượng hoạt chất 2%w/w, là loại bã trộn sẵn với thóc, quy cách đóng gói 200 gam/gói. Tên thương mại: Rasger 20DP; Rat-kill 2%DP
c) Lựa chọn mồi làm bả: Để đánh bà đại trả trên diện rộng và hiệu quả, tốt nhất nên sử dụng thóc ủ mầm (mầm mạ) để làm mồi.
+ Sử dụng thóc luộc nứt vỏ trấu hoặc thóc ngâm mọc mầm làm mồi.
+ Trộn đều 10g thuốc với 300g - 500g mỗi; mỗi khi trộn phải đủ ẩm để thuốc dính vào mồi. Trung bình 100g bả chia thành 3-5 phần rải trên 01 sảo bắc bộ hoặc 01 hộ trong khu dân cư (tuỳ theo mức độ hoạt động của chuột để tăng hoặc giảm lượng bả).
- Cho bả vào túi nilon nhỏ hở một đầu (sử dụng loại túi nilon sinh học tự huỷ) để tránh rửa trôi thuốc do mưa, sương hoặc nước thấm lên từ đất...
đ) Chuẩn bị lượng mồi bả: Mỗi sào (360 m2) đặt 6-8 bà, mỗi bả từ 20-25g (khoảng 150-180gram bả cho 1 sào, tương ứng khoảng 4-5kg bả/ha). Cần tính toán lượng bả đủ dùng cho mỗi lần đặt bả, tránh tình trạng thừa thiếu.
e) Đặt (rãi) bả: Nên đặt bả ở những nơi chuột trú ngụ hoặc thường xuyên
đi lại như: Nơi có viết chân chuột, Ria bờ, ria tưởng, lối đi, góc tối, cửa hang, gỗ, đống...
() Thời gian đặt bả: Nên đặt vào chiều. Sáng ngày hôm sau nên kiểm tra lại mức độ chuột ăn bả. Nếu kiểm tra thấy chuột đã ăn hết bả thì chiều tối hôm sau lại đặt tiếp đến khi nào không thấy chuột ăn nữa thì thôi. Tập trung đặt bả đồng loạt trong thời điểm tổ chức “Tuần lễ diệt chuột".
5. Thời điểm tổ chức các đợt diệt chuột:
- Giai đoạn chuyển tiếp giữa hai vụ gieo trồng (khi đồng trắng), tốt nhất ở thời kỳ đổ ải, làm đất. Tổ chức ra quân diệt chuột tập trung, đồng loạt, thời điểm này diệt chuột có hiệu quả cao nhất.
- Giai đoạn làm đất lần cuối trước khi gieo cấy, đến trước lúc lúa đứng cái, làm đông: Đây là thời điểm diệt chuột có kết quả cao vì chuột thiếu thức ăn, thời điểm này ưu tiên sử dụng biện pháp đánh bả thuốc.
- Thời điểm cây lúa bước vào giai đoạn đứng cái làm đòng, là lúc chuột bước vào thời kỳ sinh sản và nuôi con, tuy nhiên giai đoạn này nhiều thức ăn, việc đánh bã hiệu quả sẽ thấp vì vậy giai đoạn này ưu tiên biện pháp đảo hang diệt chuột.
III. Một số lưu ý khi tổ chức diệt chuột
- Do chuột là loài động vật đa nghi, có khả năng di chuyển xa để tìm thức ăn nên khu vực hoạt động gây hại rất lớn, vì vậy cần phải tổ chức diệt chuột đồng : loạt, liên tục cả khu vực ngoài đồng, quanh làng, trong nhà và kho tảng...
- Khi diệt chuột bằng mồi, bà tỷ lệ trộn thuốc với mồi, lượng sử dụng trên đơn vị diện tích theo hướng dẫn của từng loại bả, thuốc và được chia thành những phần nhỏ, đặt liên tục trong 3 - 4 đêm, tập trung tại cửa hang, bờ mương lớn, gỗ đống, vườn cây nơi chuột thường qua lại và không bị ngập nước, nơi chuột phá hại mạnh cần đặt tăng số lượng bả và lượng bả trong 1 mồi... Nên đặt bả vào lúc xế chiều, kết thúc trước khi trời tối, không đặc bả vào những ngày mưa sẽ làm giảm hiệu quả diệt chuột.
- Khi sử dụng bả, thuốc phải có dụng cụ bảo hộ lao động, các vật liệu dùng để lột bả, thuốc phải đồng nhất với môi trường... đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Trước khi đánh bà độc cần thông báo rộng rãi cho người dân quanh vùng biết, cần phải nhốt vật nuôi cho tới khi vệ sinh sạch sẽ nơi đặt mỗi, thu nhặt chuột chết, mỗi thừa để chôn lấp đảm bảo vệ sinh, thu gom, xử lý bao gói thuốc đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Trong trường hợp bị ngộ độc do tiếp xúc với thuốc (ăn, uống thực phẩm có dính thuốc...) phải kịp thời chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc chuột không rõ nguồn gốc. - Nghiêm cấm sử dụng điện dưới mọi hình thức để trừ chuột.
- Để đảm bảo hiệu quả trong cộng tác diệt chuột, đề nghị các xã, phường, thị trấn liền kề nhau nên chủ động phối hợp để cùng nhau thực hiện.
- Việc diệt chuột cần được thực hiện ở tất cả các nơi, từ đồng ruộng đến khu bỏ hoang, khu gò đống, vườn cây chuyển đổi, trong khu dân cư, nhà máy,... nơi mà chuột thường trú ngụ, ẩn nấp sinh sản, gây hại. Những nơi có các
cơ quan, nhà máy, công ty, khu trang trại... cần có sự thống nhất giữa chính quyền địa phương với lãnh đạo cơ quan, nhà máy, công ty, chủ trang trại,... để đồng loạt tổ chức diệt chuột trong các đợt phát động chiến dịch diệt chuột tập trung.
- Khi diệt chuột cần áp dụng đồng bộ các biện pháp, trong đó tăng cường diệt chuột bằng biện pháp thủ công.
Trên đây là Hướng dẫn một số biện pháp diệt chuột vụ xuân năm 2025, UBND xã tuyên truyền để nông dân biết và thực hiện các biện pháp phòng trừ chuột đạt hiệu quả./.
Thêm bình luận :