TB về tình hình và hướng dẫn cách phòng trừ bệnh bạc lá và khô vằn ở lúa

16/05/2025 15:05

TB về tình hình và hướng dẫn cách phòng trừ bệnh bạc lá và khô vằn ở lúa

Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết nên diện tích lúa trỗ xong đang bị bệnh bạc lá lúa, bệnh khô vằn ở gốc lúa, bệnh đen lép hạt.

Các hộ dân thăm đồng, phát hiện ruộng bị bệnh cần có biện pháp phòng trừ để hạn chế ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ xuân năm 2025.

Bệnh bạc lá lúa gây hại tỷ lệ trung bình 1-3% lá, cao 5-7% lá, cục bộ 10-15% lá, bệnh cấp 1,3 trên một số giống nhiễm như VNR20, Bắc thơm số 7, nhóm giống lúa TBR, Hương thơm số 1, giống lúa có bản lá to,…

Bệnh khô vằn gây hại với tỷ lệ trung bình 1-3% dảnh, cao 5-7% dảnh, cục bộ 20-25% dảnh, bệnh cấp 1,3,5 trên những ruộng lúa gieo cấy dày, bón thừa đạm, ruộng ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, chân ruộng trũng,…

- Ngoài ra bệnh đen lép hạt, sâu đục thân bướm 2 chấm…hại nhẹ.

*Biện pháp phòng trừ:

+ Đối với bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn: Cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Những diện tích lúa đã bị bệnh cần dừng tất cả các loại phân đạm, phân bón lá; Giữ mực nước 3-5 cm thường xuyên trên ruộng để tăng khả năng chống chịu của cây.

- Bón vôi bột lượng (5-10kg/sào) và sử dụng một trong các loại thuốc có chứa hoạt chất như Bismerthiazol, Steptomycin sulfate, Oxychloride, Bronopol,… như các loại thuốc (Xantomix 20WP, New Kasuran 16.6WP, Totan 200WP, LINO-OTO 200WP, Avolon 8WP,…)

+ Đối với bệnh khô vằn

Tổ chức phun trừ bệnh trên những diện tích lúa có tỷ lệ bệnh hại ≥20% dảnh bằng một trong các loại thuốc có chứa hoạt chất Propiconazole, HexaconazoleDifenoconazole,… như Tilt super 300EC, Scooter 300EC, Hoanganhvil 50SC, Validacin 5L, …

- Đối với bệnh đen lép hạt: Phun phòng bệnh ở những diện tích trỗ gặp mưa bằng một trong các loại thuốc chứa hoạt chất Propiconazole, Hexaconazole, Difenoconazole,… như Tilt Super 300EC, Annongvin 50SC,…

 

Thêm bình luận :