CÁCH SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT AN TOÀN
Để việc sử dụng đúng thuốc bảo vệ thực vật của người dân trên địa bàn xã đảm bảo an toàn, hiệu quả, phù hợp với quy trình sản xuất, UBND xã hướng dẫn cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cụ thể như sau:
I. Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng
1. Đúng thuốc
Trước khi lựa chọn thuốc để phun người dân cần biết đối tượng cần phòng trừ là sâu bệnh gì. Sau đó mới chọn thuốc phù hợp với đối tượng sâu bệnh ấy. Không nên chỉ sử dụng một loại thuốc trong suốt cả vụ mà nên sử dụng các loại thuốc khác để tránh hiện tượng nhờn thuốc, dẫn đến hiệu quả phòng trừ không cao. Nên mua những loại thuốc có độ độc thấp, khuyến khích sử dụng thuốc sinh học vì thuốc sinh học có thời gian cách lý ngắn, hiệu quả phòng trừ cao, an toàn đối với sinh vật có ích trên đồng ruộng và an toàn đối với sức khỏe con người.
2. Đúng lúc
Phun thuốc đúng lúc là phun vào đúng thời điểm sâu bệnh dễ bị tiêu diệt nhất. Đối với sâu hại, thời điểm phun là lúc sâu non, sâu tuổi nhỏ. Nên phun thuốc vào lúc trời mát (sáng sớm và chiều mát), không có gió to, không ngược chiều gió để tránh thuốc bay vào mặt. Tránh phun thuốc vào những hôm trời sắp mưa để tránh thuốc bị trôi trên bề mặt lá, thân cây. Phải đảm bảo thời gian cách ly để không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
3. Đúng liều lượng, nồng độ
Dùng thuốc với liều lượng, nồng độ cao hơn khuyến cáo của nhà sản xuất, chuyên gia, cán bộ kỹ thuật sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ngộ độc cho người đi phun thuốc, người sử dụng sản phẩm. Do đó, người đi phun cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trên vỏ bao bì trước khi dùng để đảm bảo pha đúng liều lượng và nồng độ theo yêu cầu.
4. Đúng cách
Cần thực hiện các bước pha, sử dụng thuốc đúng kỹ thuật. Không nên pha trộn nhiều loại thuốc trong một lần phun, không pha thuốc có tính kiềm với thuốc có tính axit. Cần đảm bảo phun đúng để thuốc tiếp xúc được với sinh vật gây hại và cây trồng nhiều nhất.
II. Đảm bảo thời gian cách lý thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng
1.Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản
Sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật, lượng thuốc bám trên cây và tồn tại trong cây sẽ giảm dần do quá trình chuyển hóa và hấp thụ, từ đó phân giải thuốc. Thời gian cây phân giải chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Nắng, mưa,…Vì vậy, để đảm bảo an toàn cần phải tuân thủ thời gian cách ly sản phẩm theo đúng quy định.
2. Mức dư lượng tối đa cho phép
Những lương thực và thực phẩm chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ít hơn mức dư lượng tối đa cho phép thì được xem là an toàn đối với sức khỏe ngươi sử dụng. Ngược lại, nếu nông sản chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép thì sẽ gây độc và ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Dó đó, người sản xuất cần thực hiện đúng lượng thuốc bảo vẹ thực vật được phép sử dụng để đảm bảo an toàn cho nông sản và con người.
3. Thời gian cách ly
Thời gian cách ly của một loại thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản là thời gian kể từ ngày phun loại thuốc đó lần cuối cùng đến ngày thu hoạch nông sản. Thời gian cách ly có thể thay đổi từ vài ngày đến vài tuần tùy theo độ độc cùng từng loại thuốc, loại cây trồng. Thời gian cách ly được ghi trên vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Người dùng thuốc bảo vệ thực vật cần đảm bảo đúng thời gian cách ly cho cây trồng và nông sản.
III.Các biện pháp an toàn trước, trong và sau quá trình phun, rải thuốc
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để phục vụ việc pha, phun thuốc (Kéo, xô, cốc đong, dụng cụ khuấy, …
- Kiểm tra kỹ bình phun, thiết bị phun;
- Đọc kỹ hướng dẫn cách pha trộn, thuốc trên vỏ bao bì;
- Mang dựng cụ bảo hộ lao đông trước khi tiếp xúc với thuốc: Khẩu trang, gang tay,…
- Khi pha thuốc cần tráng rửa chai lọ, bao gói thuốc nhiều lần để làm sạch lượng thuốc đọng, bám để tận dụng hết thuốc và hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Xử lý thuốc thừa, nước tráng rửa bình phun: Cần tính toán đủ lượng thuốc phun, hạn chế tình trạng pha thừa thuốc. Nếu pha thừa thì nên đổ vào ruộng mới phun. Tuyệt đối không đổ xuống nguồn nước để tránh lây lan rộng. Đối với thuốc trừ cỏ nên tận dụng để phun những khu bỏ hoang; Đối với vườn cây ăn quả nên có hố cát chuyên dụng để súc rửa đụng cụ phun thuốc và đổ lượng thuốc thừa.
- Trong quá trình thực hiện pha, phun thuốc cần mang đầy đủ các thiết bị bảo hộ (Kính mắt, khẩu trang, gang tay, ủng, áo bảo hộ) và tuyệt đối không được ăn uống, hút thuốc trong quá trình phun thuốc.
- Saukhi phun thuốc xong cần có biển cảnh báo ở những diện tích mới phun để người dân biết, nhất là những diện tích cây ăn quả. Tuyệt đối không tái sử dụng hoặc tái chế vỏ bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Thực hiện thu dọn sạch vỏ bao gói, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng về để đúng nơi quy định để chờ đem đi tiêu hủy của xã.
Vậy UBND xã thông báo, hướng dẫn để nông dân biết và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả./.
Thêm bình luận :